Site icon French Bread, Pastry Recipes – Học làm bánh Pháp

Sơ cứu khi bị bỏng khi chạm lò nướng, nước sôi, cháo, dầu ăn

Bỏng là tai nạn thường gặp nhất của người làm bánh. Tay chạm vào lò nướng, vào khuôn, bị dầu bắn khi chiên bánh … . Cho dù không phải là bỏng quá nghiêm trọng nhưng cũng khiến nạn nhân khổ sở suốt cả tuần 😕  . 

Hai tuần trước khi đứng chiên bánh rán, một em bánh bỗng dưng nổ bùm 1 phát 👿 , bay vèo ra khỏi chảo với vỏ 1 nơi và nhân 1 nẻo 😥 . May mà lúc đó mình không đứng chính diện chảo mà đang ở một bên để nặn bánh nhưng cũng dính mấy vệt dầu vào tay và đùi . Dầu cũng văng vào mắt kiếng luôn 😛 ( coi bộ cận thị phải đeo kiếng suốt ngày cũng có cái hay của nó 😆 )   

Thật ra khi nấu ăn thì không ai tránh khỏi bị bỏng cả và khâu sơ cứu ban đầu vô cùng quan trọng, chỉ cần trễ thôi thì tình trạng bỏng sẽ trầm trọng hơn. 

1. Câu chuyện bị bỏng trong quá khứ !!!

Mình nhớ lúc cấp hai, trong lúc ủi đồ thì mình có với tay lấy cái áo, bàn ủi ngả xuống đè lên tay mình 🙄 . Ở thời điểm đó mình chỉ nhớ cách người ta sơ cứu là dội nước mát và kinh nghiệm những lần bị bỏng trước cũng là như thế chứ không biết gì hơn 🙄 . À bố mình có dặn là khi bị bỏng thì bôi nước mắm hay dùng kem đánh răng bôi vào 😆  nhưng mình chưa bao giờ làm theo cả 😎 . Thứ nhất là mình rất sợ mùi thúi của nước mắm 😆 , thứ hai mình thấy kem đánh răng lúc dùng ít thì nó the mát còn dùng nhiều nó rát miệng nên mình suy ra vết bỏng đã rát rồi mà cho kem đánh răng vào thì còn rát hơn 😎

Mình cũng lập tức sơ cứu bằng cách ra dội nước mát vào tay liên tục nhưng khi rời vòi nước ra thì nó vẫn rất rát. Mình nghĩ sao không lấy đá trong tủ lạnh nhỉ vì đá còn mát hơn nước và còn có thể mang đi chứ không phải đứng kế vòi nước hoài  😉 .  Mình nhanh chóng lấy đá, chườm lên tay thì thấy bớt rát hẳn. Nhưng khi bỏ đá ra thì nó lại rát và đau trở lại 😕 . Thế là mình cứ lấy đá chườm suốt như thế trong nguyên buổi chiều 🙂 . Sau khoảng 4h chườm đá liên tục và thay khoảng 4 cục đá như vậy thì mình thấy hết đau rát luôn. Đặc biệt là vết bỏng chỉ sạm đen và không hề hình thành các túi phỏng nước sau đó . Da trên vết bỏng khô, sạm, cứng lại và sau khoảng 2 tuần thì lớp da đó tự động bong tróc ra. Trong 2 tuần đó mình không hề bôi bất kì thuốc trị bỏng nào cả 😉 . 

2. Áp dụng sơ cứu đi ngược với lời khuyên bác sĩ 

Sau lần áp dụng thành công sơ cứu bỏng như thế thì mỗi lần bị bỏng mình đều dội nước mát khoảng 1 phút, sau đó chườm đá liên tục trong khoảng 4-5h 😆  . 

Khi internet đã phổ biến thì mình có hay tìm thông tin trên mạng về cách sơ cứu bỏng 😉 . Và đây là những gì mình đọc được :

– Sơ cứu bỏng : xả nước trực tiếp vào vết bỏng càng sớm càng tốt, liên tục trong vòng 20 – 30 phút để làm giảm nhiệt độ bề mặt của da và giúp giảm độ sâu của vết bỏng. Tuy nhiên, tuyệt đối không sử dụng nước đá, chỉ sử dụng nước lạnh thông thường như nước máy, nước giếng. Sau đó, sử dụng gạc hoặc khăn bông thấm nước đắp vào chỗ bỏng để bớt đau.

Không được ngâm vết bỏng vào nước đá lạnh, vì vùng da bị bỏng khi qua lạnh sẽ khiến thân nhiệt bị hạ xuống, dẫn tới tình trạng co mạch máu, co cơ, làm cho vết bỏng trở nên nghiêm trọng hơn. Đây có lẽ là lỗi sai sơ cứu phổ biến nhất khi bị bỏng mà nhiều người mắc phải.

Đây là thông tin mình thấy trên hầu hết các trang web của các bệnh viện và do bác sĩ viết ra. Mình không có ý kiến về những lời khuyên này bởi mình không có chuyên môn về y và mình cũng không hề phản đối và nói với bạn rằng đó là thông tin sai lệch vì đây là lời khuyên từ bác sĩ là những người đã được đào tạo bài bản.

Khi đọc những thông tin này mình thấy thật sự hoang mang vì mình đã làm sai về cách sơ cứu bỏng khi sử dụng nước đá để sơ cứu vết bỏng. Tuy nhiên mình vẫn áp dụng theo cách của mình bất chấp lời khuyên trên. Vì khi bị bỏng mình thấy rất dễ chịu khi dùng đá chườm lên vết bỏng, nó không còn bị rát nữa và sau đó vết bỏng không phồng thành túi nước mà chỉ sạm đen, khô cứng lại và tróc ra từ từ sau hai tuần để lộ lớp da non không tì vết ^^. 

Vết bỏng dầu chiên sau khi chườm nước đá , sau 1 tuần và sau 2 tuần ( hình từ trái qua phải)

3. Kinh nghiệm sơ cứu và hình ảnh thực tế 

Cách đây cũng khoảng 5 năm mình bị bỏng cháo sôi và bạn nào bị bỏng cháo cũng đã hiểu mức độ đau và rất đến cỡ nào. Trong lúc bê nồi cháo từ bếp xuống bàn mình sơ ý nghiêng nồi và để cháo tràn vào tay trái. Nước cháo thì vẫn sôi sùng sục và thực sự là rất đau và rát khủng khiếp 🙄 . Mình nhanh chóng chạy ra vòi nước, xả nước cho cháo trôi hết, sau đó lấy 1 thau nước , thả 1 cục đá và ngâm tay vào. Cứ khoảng 5 phút mình lại bỏ tay ra cho bớt lạnh sau đó lại tiếp tục ngâm tay . Mình nhớ lúc đó là vào buổi trưa nên 1 tay vừa ngâm trong thau nước đá còn tay kia thì múc cháo xơi 😆 . Và mình cứ tiếp tục làm vậy đến khoảng 4h chiều thì ngừng vì lúc này khi rút tay ra khỏi thau nước thì nó cũng hết đau và rát. Tối hôm đó mình kiêng không cho nước vào tay bị bỏng nhưng chiều hôm sau thì vẫn tắm rửa bình thường vì vết bỏng đã sạm đen và khô lại. 

Do vết bỏng không hình thành túi phỏng nên những ngày sau đó mình không phải ý tứ khi cử động để túi phỏng không bị vỡ 😆 . Đồng nghiệp thì thấy tay mình đen thui nên có hỏi và mình có nói cách mình làm để sơ cứu phỏng 😆 . Mấy bạn nghe xong khá kinh hãi và bảo là tay mình tiêu rùi 😆  nhưng sau đó chừng 2 tuần thì lớp da cháy khô cứng đó tróc từ từ 😉  và bàn tay mình giờ đây không có 1 vết sẹo nào cả 😀 

Quay trở lại câu chuyện bị phỏng cách đây hai tuần và lần này là mình bị phỏng dầu chiên và nó cũng rát chẳng kém cháo sôi là mấy 😕 . Ngay lập tức mình chạy ra vòi nước xả nước mát khoảng 30 giây rồi lấy cục đá chườm vào vết bỏng. Khi cảm giác quá lạnh thì mình bỏ đá ra khoảng vài giây rồi lại chườm lại . Mình cứ lặp lại như thế từ 8h sáng đến 12h trưa và kết quả thì bạn xem hình bên dưới nhé 🙂 

Hình ảnh này chụp vào buổi tối cùng ngày bị tai nạn sau khi tắm xong. Các vết bỏng không tạo thành túi phỏng nước, chỉ ửng đỏ mà không đau rát.
Đây là hình vết bỏng sau 1 tuần

Và hình dưới là mới tối hôm qua ( nghĩa là sau 2 tuần)

Da sau 2 tuần, bạn nhìn phần da đùi là nơi bị phỏng nặng hơn, da bị cháy nâu sậm hơn bắt đầu tróc đần để lộ lớp da non mới

Mình tóm tắt phương pháp sơ cứu như sau:

– Rửa vùng bị bỏng bằng nước mát trong 30 giây – 1 phút

– Dùng đá chườm trực tiếp lên vết bỏng (lưu ý vết bỏng không được khô vì đá sẽ dính vào – nên quấn 1 lớp khăn mịn mỏng xung quanh đồ để đá hoặc sử dụng túi đá khô). Khi cảm giác quá lạnh thì bỏ đá ra và chườm tiếp khi thấy vẫn đau rát . Thời gian mình chườm đá là 4h-5h. 

-Đối với các vùng khó chườm đá như kẽ ngón tay thì nên cho cục đá vào thau nước và nhúng tay vào. Khi cảm giác thấy lạnh thì bỏ ra và khi cảm thấy bắt đầu rát thì nhúng tiếp. Mình đã từng làm vậy với bàn tay bị bỏng do cháo sôi và cũng nhúng khoảng 4h 😆 

=> vết bỏng sau khi chườm đá sẽ bị cháy lạnh giống như kiểu cục thịt bỏ vào ngăn đông mà không che đậy nên nó sẽ xạm đen ( xem hình trên) nhưng sẽ không bị rộp nước và quá trình chườm đá thì bạn sẽ đỡ đau và rát rất nhiều vì nhiệt độ lạnh sẽ làm bạn mất cảm giác 😆 

Chườm đá lên vết phỏng hoặc ngâm tay vào thau nước có đá cục. Lưu ý tay phải ướt để không dính vào đá

Đây là cách làm thủ công, bất tiện vì phải chườm đá nhưng giảm đau rát đáng kể 😉 .  Còn cách chữa bỏng khác là mua sẵn 1 tuýp biafine để bôi, khi bị phỏng thì rửa nước mát sau đó bôi em này lên 🙂 

4. Áp dụng khi nào và lời kết

Với cách sơ cứu bỏng này, bạn sẽ áp dụng được cho bỏng cấp độ 1 và 2 và khi bị bỏng nhiệt độ.

Bỏng nhiệt độ gồm hai dạng chính: 

– Bỏng ướt : do nước sôi, hơi nước, dầu mỡ, cháo, súp …

– Bỏng khô: do bô xe, chạm vào vật nóng như chảo, bàn ủi, lò nướng

Cấp độ bỏng chia làm 3 mức và nặng nhất là mức 3. Với cách sơ cứu trên nó áp dụng cho bỏng độ 1 & 2. 

Độ I: Bỏng bề mặt:

Ở cấp độ này, phần da bị tổn thương do bỏng sẽ chỉ ở lớp da ngoài cùng, làm cho vùng da này bị đỏ ửng lên và đau rát do đầu mút dây thần kinh bị kích thích. Vết thương do loại bỏng này gây ra sẽ lành hẳn chỉ sau 3 ngày.

Độ II: Bỏng một phần da:

Phần da bị tổn thương do bỏng là lớp biểu bì và một phần của lớp chân bì. Bỏng độ II sẽ hình thành nên các túi phỏng nước, khi vỡ ra sẽ để lộ ra một bề mặt màu hồng và gây đau đớn cho nạn nhân. Nếu vết bỏng được giữ sạch sẽ và không bị nhiễm trùng sẽ có thể tự lành lại sau khoảng 1-4 tuần mà không cần thông qua điều trị. Vết bỏng khi tự lành sẽ không để lại sẹo hoặc có sẹo nhưng không đáng kể. Ngoài ra, sau khi vết bỏng lành, những tổ chức da có thể đỏ trong một khoảng thời gian dài hơn. Trong trường hợp, bỏng độ II bị nhiễm khuẩn sẽ khiến cho lớp da dưới bị phá hủy và bỏng độ II chuyển nặng sang bỏng độ III.

Độ III: Bỏng toàn bộ các lớp da:

Toàn bộ các lớp da sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, bao gồm cả lỗ chân lông và tuyến mồ hôi. Vết bỏng sẽ có màu trắng nhợt hoặc xám lại, khô cứng nhưng không có cảm giác đau đớn, bên cạnh đó, các đầu nút dây thần kinh bị phá hủy. Trong trường hợp nạn nhân bị bỏng rất nặng toàn bộ các lớp da thì lớp mỡ dưới da có nguy cơ cao bị phá hủy và phần cơ bị lộ ra ngoài. Bỏng cấp độ III thường rất dễ bị nhiễm khuẩn, do đó phải mất một khoảng thời gian dài để cho vết bỏng hồi phục lại, tuy nhiên vết bỏng có thể để lại sẹo.

Vì độ sâu của các vết bỏng phụ thuộc vào nồng độ hóa chất hoặc nhiệt độ, thời gian mà nhiệt độ hoặc hóa chất tác động lên da, vì vậy độ sâu của vết bỏng đôi khi cũng không đồng đều nhau. Da người có xu hướng giữ nhiệt, khi bị bỏng, lớp quần áo bên ngoài bị đốt cháy thành than khi dính lên vùng da bị tổn thương sẽ làm cho vết thương trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy khi vừa bị bỏng, bạn nên ngay lập dội nhiều nước liên tục lên vết bỏng để làm giảm độ sâu cho vùng da bị tổn thương.

Tóm lại, bài viết là từ kinh nghiệm thực tế của mình và cho đến giờ mình vẫn làm bất chấp lời khuyên từ bác sĩ trên mạng 😆 Thực ra thì mình cũng không thường tin lắm lời khuyên của bác sĩ 😉 . Ví dụ như mình bị dị ứng khi ăn gà, bò và hải sản. Khi ăn nhiều thì tay sùi lên, da bong tróc. Đi bác sĩ thì bác sĩ chẳng hỏi mình ăn gì chỉ nói là tay khô thì bôi lotion thường xuyên vào ^^. Một số bác sĩ khác khi thấy mặt mình nổi đầy mụn do ăn nhiều bơ sữa thì chỉ cho thuốc corticoid về bôi và chấm hết 😎 . Cũng may là mình có máu Tào Tháo nên cũng không quá tin lời ai đó ^^ 

Dị ứng với thực phẩm – câu chuyện không của riêng ai

P/S : bài viết phần tô màu xanh lá cây là từ internet – không phải của admin

Exit mobile version