Độ cứng của kẹo phụ thuộc vào nồng độ của đường, và ở mỗi mức nhiệt khác nhau thì nồng độ đường sẽ không giống nhau. Để kiểm tra được độ cứng của kẹo người ta có thể cho dung dịch đường vào bát nước lạnh hoặc nếu muốn chính xác hơn thì dùng đến nhiệt kế đo kẹo. Không chỉ để đo nhiệt độ của dung dịch đường, bạn nên tận dụng nhiệt kế này để đo nhiệt độ sôi của dầu ăn để giúp các món chiên vàng giòn nhưng vẫn ẩm mềm và không cháy khét.  

1.Các lưu ý khi mua nhiệt kế đo kẹo

Mỗi 1 nhiệt kế đều được thiết kế cho mục đích đo khác nhau và đều có khoảng thang đo nhiệt độ khác nhau, nên bạn cần xác định bạn sử dụng cho mục đích gì để mua đúng nhiệt kế và tận dụng nó để đo các loại thực phẩm khác nhau.  

2.Các loại nhiệt kế đo kẹo

Có 4 nhiệt kế đo kẹo phổ biến trên thị trường : 

  1. Nhiệt kế cơ ( có thể kẹp vào thành nồi) (120k): https://bit.ly/3MdE8O7
  2. Nhiệt kế điện tử ( không thể kẹp vào thành nồi) (50k): https://bit.ly/3HusXNl
  3. Nhiệt kế điện tử có dây ( khi dung dịch đường đạt nhiệt độ như mong muốn thì chuông sẽ báo hiệu) (130k) (tiện nhất) : https://bit.ly/3IzRUbE
  4. Nhiệt kế hồng ngoại GM320 (140k) : https://bit.ly/3HzGYcy

3.Bảo quản nhiệt kế 

Để đảm bảo được độ chính xác của nhiệt kế thì sau khi sử dụng xong bạn nên tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Chỉ rửa sạch phần đầu dò bằng kim loại chứ không để nước chạm vào phần đầu điện tử ( nhiệt kế điện tử)
  • Khi không dùng nhiệt kế trong thời gian dài, bạn nên tháo pin 
  • Không nên vứt bỏ hộp giấy đựng nhiệt kế mà nên giữ chúng và bỏ nhiệt kế đã vệ sinh sạch vào sau khi dùng xong. Hộp giấy không chỉ ngăn ẩm xâm nhập mà còn giúp nhiệt kế tránh va đập. 
  • Bảo quản nhiệt kế nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp cũng như không để cạnh các thiết bị điện tử và các thiết bị có sóng âm
  • Với nhiệt kế hồng ngoại thì bạn cần đảm bảo mặt kính luôn sạch , do đó thì nên trùm đầu kính bằng nylon để tránh bụi

By admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!
Về đầu trang