Với sữa chua nhà làm thì 30% thành công đến từ nguyên liệu, 30% đến từ thao tác và 40% đến từ cách ủ. Dù cho nguyên liệu có tốt, cách làm cẩn thận nhưng đến khâu cuối cùng nếu ủ ở nhiệt độ không ổn định thì thành phẩm sẽ không đạt yêu cầu. Từng có thời gian làm sữa chua để bán, với một ngày là 200 hũ hoặc bịch , mình không có thiết bị chuyên dụng nào ngoài chậu nhựa và bạt nylon, và tỷ lệ thành công khoảng 90% phụ thuộc vào thời tiết. Sữa chua lúc nào cũng đông nhưng không phải các hũ đều có chất lượng như nhau, và  hay gặp phải là hiện tượng tách nước 😉 vì mình dùng nước nóng quá nên các em hũ sữa chua bị bỏng đít 😆 

Đây là những cách mình ủ sữa chua tại nhà sau thời gian gác kiếm không làm sữa chua bán nữa 😛 . Với mình thì cách ủ khô sẽ tiện hơn là ủ có nước và tiện lợi nhất là với máy ủ sữa chua 😆 

=> Các vấn đề thường gặp khi làm sữa chua

=> Các bí quyết để làm sữa chua ngon

1. Ủ khô bằng thùng xốp 

Trong các chia sẻ trên mạng thì họ dạy cách bạn ủ với thùng xốp là cho hũ sữa chua vào, sau đó đổ nước ấm , hoặc có bạn thì đục 1 lỗ ở trên nắp rồi cho đèn vào và bật trong suốt thời gian ủ. Mình thì không dùng nước cũng chẳng dùng đèn mà dùng túi nylon để giữ nhiệt 😆 . Điều quan trọng khi thao tác đổ sữa vào hũ bạn phải làm thật nhanh để lúc đó hũ sữa chua còn ấm. 

Bước 1: lồng hai bịch nylon vào và đặt vòng thùng xốp

Bước 2 : rót sữa chua và hũ, đậy nắp và cho vào thùng xốp, sau đó buộc chặt nylon lại và đậy nắp thùng xốp. Nếu thời tiết bên ngoài lạnh và các hũ sữa chua đã nguội rồi thì bạn có thể rót nước ấm khoảng 60oC vào hũ sữa chua trống (không đậy nắp) và đặt vào ủ cùng luôn. Thời gian ủ là khoảng 7h-8h và nhiệt độ phòng khoảng 30oC . Mình thường ủ lúc 11 giờ đêm và 7 giờ sáng hôm sau thì sữa chua đã đông đặc. 

2. Ủ khô bằng lò vi sóng Sharp

Mình sử dụng lò vi sóng của Sharp và cách ủ cũng khá đơn giản nhưng phải đặt đồng hồ để canh nhé. 

Bước 1: rót sữa vào hũ ( không đậy nắp) và nhanh chóng cho vào lò vi sóng khi sữa còn ấm . 

Bước 2: chọn ‘công suất trung bình thấp‘ và chỉnh trong vòng 1.5 phút. Cứ cách 1 giờ 30 phút thì vặn lại lò 1.5 phút. Sau khoảng 4 lần vặn ( 6h) thì bạn mở cửa lò để kiểm tra sữa chua đã đặt hay chưa nhé. 

3. Ủ khô bằng lò hấp nướng Panasonic

Đây không phải là cách ủ dành cho lò nướng mà do đây là lò có chức năng ủ sữa chua đã được cài đặt sẵn là 7h /mẻ. Nếu bạn muốn làm sữa chua uống thì không chọn chức năng được thiết lập tự động này mà chọn chế độ ủ (ferment) trên bảng điều khiển rồi đặt thời gian tùy thích 😆 . Thao tác vô cùng đơn giản là bỏ các hũ sữa chua vào lò ( có đậy nắp) và bật lò. Sau khi kết thúc thời gian thì lò sẽ phát tín hiệu ‘tít tít’ để bạn tắt lò và lấy sữa chua ra. 

=> Tham khảo giá lò chiên hấp nướng Panasonic tại đây

4. Ủ bằng nồi ủ

Nồi ủ là nồi có lớp cách nhiệt chân không giống như bình đựng nước nóng lạnh. Khi bạn đun sôi thực phẩm trong nồi, sau đó cho nồi vào vỏ của nồi thì thực phẩm sẽ giữ ở nhiệt độ đó trong suốt nhiều giờ liền. Với nồi ủ thì bạn có thể cho nguyên hũ hoặc để cả nồi sữa vào ủ . Nồi này ủ được lượng sữa chua khá lớn ( từ 4 đến 6L tùy theo dung tích nồi) . Sau khi sữa chua đặc thì bạn khuấy cho hỗn hợp được đều rồi múc vào hũ và cho vào tủ lạnh. Sữa chua dạng này gọi là stirred yoghurt ( sữa chua dạng khuấy) nên cấu trúc sẽ lỏng hơn nhưng vẫn mềm mịn và không bị vữa.  

Mình dùng nồi ủ Tiger, giá nồi khá chát ( mình mua 4,3 triệu) nhưng thương hiệu Tiger thì chất lượng không có gì bàn cãi về độ bền ( mình có review nồi cơm điện Tiger mình đã dùng suốt 28 năm qua tại đây)

By admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!
Về đầu trang